Hiển thị các bài đăng có nhãn truyen cuoi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn truyen cuoi. Hiển thị tất cả bài đăng

Lâm chín ngón - Giang hồ tứ phương..chết trong nồi nước lẩu

Cái chết của Đại Cathay đã khiến cho Lâm "chín ngón" bơ vơ sau khi ra tù. Không đủ sức “gầy dựng lại cơ đồ, khôi phục lại giang sơn” như lời dặn của đại ca Đại Cathay, Lâm chín ngón phải làm “quái bay”, tức phóng xe 67 đi cướp giật trên đường phố! Nạn nhân của Lâm chín ngón là những người mới từ ngân hàng đi ra với túi xách tiền…

Báo chí Sài Gòn những năm ấy liên tục đưa tin, bài về các vụ cướp tiền táo tợn dọc các ngân hàng trên đường Bến Chương Dương.
Có những phi vụ nạn nhân bị giật mất số tiền khổng lồ, tương đương mấy trăm cây vàng. Có tiền, Lâm "chín ngón" đổ vào chơi bời trác táng. Tiêu xài hết lại đi ăn cướp tiếp.
Năm 1970, cảnh sát Sài Gòn giăng bẫy, tóm cổ Lâm "chín ngón", tống vào tù. Trong tù, Lâm vẫn thể hiện đúng bản lĩnh của sát thủ khét tiếng.
Đâm Điềm Khắc Kim, giết chết võ sĩ Chương khùng
Ngày đầu tiên chuyển qua quân lao Gia Định, Lâm "chín ngón" đối mặt với tướng cướp nổi tiếng Điềm Khắc Kim đang là trùm trong nhà lao. Tướng cướp Kim tưởng uy danh của mình có thể khiến những tên tù mới sợ hãi…

Tin vịt

Quần đặc biệt cho các cặp đôi
Nhãn hiệu thời trang nổi tiếng Holed Pocket vừa tung ra thị trường một loại quần khoác (mặc với áo khoác) với nhiều đặc điểm nổi bật như: quần làm từ chất liệu chống gió, chống nước, tia UV, kháng khuẩn, rất nhẹ và đặc biệt là hai túi quần được thiết kế thủng thông sang nhau, khiến người mặc khi cho tay vào túi quần sẽ nhanh chóng tìm được chỗ... ấm và thích nhất. Hiện hãng đang có quần đôi, quần cặp dành cho các đôi yêu nhau để các bạn trẻ dễ dàng bày tỏ tình cảm với nhau cũng như có thể chăm sóc cho nửa kia của mình trong mùa đông lạnh giá. Liên hệ với Hội quán 24H để nhận voucher mua hàng.




Gián tiếp chửi sếp
Có anh chàng nọ tính hay bợ đỡ, lại đang muốn kiếm một chân trưởng phòng, nhân một lần sếp ốm (kiểu cảm cúm thông thường), anh ta ngay lập tức mò đến đem theo phong bì cùng hoa quả đến thăm. Rồi lăng xăng ngồi gọt xoài, dưa, bưởi, táo.... mời sếp xơi. Sếp bị ốm nên ăn miếng nào cũng kêu nhạt mồm nhạt miệng, anh chàng lại lôi trong túi ra một gói muối gia vị thủ sẵn rồi vừa mời vừa nịnh: “Sếp chấm đi ạ, gia vị của em chuẩn bị từ nhà có trộn thêm gấp đôi hàm lượng i-ốt đấy ạ!”. 
Sếp nghe xong bỗng giận tím mặt, đuổi ngay anh ta về vì tội “chửi xỏ sếp!”. Nghe nói sau vụ đó anh chàng nói trên được điều xuống phòng bảo vệ. Đúng là nịnh mà thiếu tinh tế thì ngang với chửi..

Người không mang họ - Chương 7

Chương 7- 1. Hai thằng cùng sau nằm vắt vẻo lên nhau. Một thằng khóc hu hu, một thằng cười sằng sặc.

Thà một cô gái hoặc một kẻ gầy guộc, ốm yếu mà khóc thì còn có thể chịu được, đằng này Tấn xồm là một kẻ lực lưỡng, hai vai bành ra như chiếc bừa hai răng, cặp mắt màu đồng thau lồi như hai con ốc dính vào mặt, bộ râu quai nón luộm thuộm bò khắp cổ, cằm và má. Mặt nó gợi cho người ta nghĩ đến một tấm ruộng bỏ hoang lâu ngày đầy cỏ rác và chua mặn. Thế mà nó lại còn khóc, khóc thảm thiết như vừa chết vợ, thử hỏi có ai chịu được. Còn thằng Vu mèo trắng thì cười, cười nhạt nhẽo như miếng bánh đúc rệu ra giữa trời mưa. Cái mặt bủng của nó cứ bợt ra, xanh xám, tóc cong queo như ổ quạ, răng đỏ quạch như màu nước dưa ủng. Nó cười chán rồi lại hát. Giọng khản và run rẩy. Mắt cứ khép lim dim. Thỉnh thoảng câu hát lại nấc lên như bị mắc nghẹn. “Mưa ơi... mưa triền miên trên đồi, hức... cho lòng ta thương nhớ khôn nguôi...”.

Ôiiii ....Vợ.........

Trước khi lấy vợ anh làm gì?
Tại Canada, người ta tổ chức một thi "Những câu trả lời vui nhộn” dành cho đàn ông. Ban giám khảo chỉ đưa ra duy nhất một câu hỏi chung cho tất cả các thí sinh: "Trước khi lấy vợ, anh làm gì?".
Có hàng ngàn thí sinh tham dự với vô số câu trả lời vui nhộn, nào là “Tôi làm chủ gia đình”, “Tôi tìm vợ”... v.v. Và thí sinh đến từ Québec, người đoạt giải nhất là người có câu trả lời: Trước khi lấy vợ tôi làm bất cứ những gì tôi thích!

Sinh tố... Vợ
Một người nước ngoài học tiếng Việt viết trên blog của mình:
“Ai cũng biết rằng vitamin A cho ta đôi mắt sáng. Vitamin A có nhiều trong rau, củ, quả mang mầu đỏ như gấc, cà chua, cà rốt... Tuy nhiên ở Việt Nam theo “nghiên cứu” của cá nhân tôi thì trong rau, củ, quả chưa phải là nhiều. Đại đa số người Việt đều cho rằng, việc lấy vợ sẽ tăng cường đáng kể một lượng vitamin A cho mỗi chàng trai bởi lẽ trước khi lấy vợ các bậc cha mẹ của họ thường nói: Cứ lấy vợ đi rồi mày sẽ sáng mắt ra!”.
*
* *
Chọn ngu loại một hay loại hai?..

Cách phân biệt đàn ông giàu và nghèo

Khi yêu ít ai lại hỏi về tiền bạc do đó nhiều cô sau khi cưới mới té ngửa là bồ mình chả có tiền.

Để giúp cho các cô như vậy có cái nhìn được chính xác và công bằng, dưới đây chúng tôi xin thống kê ra một vài đặc điểm giữa đàn ông nghèo và đàn ông nhiều của cải để chị em tham khảo:
1. Đàn ông giàu hay nói tới đi chơi. Đàn ông nghèo hay nói tới công việc.
2. Đàn ông giàu ăn mặc theo sở thích của mình. Đàn ông nghèo ăn mặc theo sở thích của người xung quanh hoặc theo quy định.
3. Đàn ông nghèo dẫn bạn gái vào tiệm sang trọng. Đàn ông giàu dẫn vào tiệm kín đáo.
4. Đàn ông nghèo hay mang tiền trong túi. Đàn ông giàu mang thẻ tín dụng. Đàn ông cực giàu chả mang gì hết.
5. Đàn ông nghèo hay nói về tài sản. Đàn ông giàu hay nói về các dự định.
6. Đàn ông giàu tặng quà theo cảm hứng. Đàn ông nghèo tặng quà theo những ngày quy định trong năm.
7. Đàn ông nghèo nhiều bạn bè. Đàn ông giàu nhiều cấp dưới.
8. Đàn ông giàu thường già. Đàn ông nghèo thường trẻ. Nếu quá trẻ mà giàu thì đấy chỉ là con của đàn ông giàu....

Người không mang họ - Chương 6

Chương 6- 1. Thành phố Vinh, vốn là một thị xã khá duyên dáng ẩn mình bên bức tường thành Hồng Lĩnh nhấp nhô nhiều ngọn núi theo các dáng hình khác nhau, và con sông Lam xanh ngăn ngắt, có một lưu lượng nước khá lớn do hai nhánh sông hợp thành.
Thành phố Vinh đang độ trai trẻ từ thị xã vươn lên thành phố. cũng có một thời phồn hoa. Nhưng chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ập đến. Tuổi trẻ của Vinh bước vào cuộc chiến như một sự tự ý thức về giá trị tồn tại của mình. Trong những năm tháng ấy, hầu như không còn vết tích thị thành trên mảnh đất này. Vinh – Bến Thủy trở thành trận địa. Người bám trụ ở đây chủ yếu là bộ đội tự vệ, giao thông, thanh niên xung phong. Khói đạn, máu đổ và tiếng hát... Vinh đã tồn tại như vậy trên bản đồ Việt Nam, chứ trên tựhc tế hầu như chỉ vài căn nhà gạch..

Cười..cười..cười..

Karaoke: Tiếp viên không mặc áo ngực
 
Karaoke Bàn Tay Vàng quá ế ẩm, bèn tung chiêu quảng cáo “Hãy đến với Karaoke Bàn tay vàng, đội ngũ tiếp viên nhiệt tình của chúng tôi sẽ làm quý vị hài lòng tuyệt đối.



 Đặc biệt các ngày cuối tuần, tiếp viên sẽ không… mặc áo ngực”. Quả nhiên chiêu quảng cáo gây sốc này đã thu hút rất đông khách hàng, tuy nhiên sau đó tất cả đều bị “tẽn tò” bởi 99% các tiếp viên của Karaoke Bàn Tay Vàng đều là nam giới.

*
* *

Chỉ chờ ý kiến chuyên gia
Một tháng sau khi báo điện tử V dẫn lời của một chuyên gia về sức khỏe sinh sản và tình dục với ý rằng: “Truổng cời” đi ngủ rất tốt cho sức khỏe, ngủ nude mang lại rất nhiều lợi ích vì khi đó cơ thể ở trong trạng thái tự do cực độ, các cơ được thoải mái thư giãn...

Người không mang họ - Chương 5

Chương 5. 1- Bây giờ xin kể sơ một chút về Khánh Hòa. Trong những năm tháng Trương Sỏi lặn lội giữa đám bụi đời của thị xã Đông Hà, bằng một ý chí điên dại, bằng cả sự man rợ gần như thú vật để leo lên địa vị cầm đầu một tốp thanh niên hư hỏng, thì Khánh Hòa cố tình cất giữ trọn vẹn trong tâm khảm mình hình bóng một con người Nguyễn Viết Lãm cần cù, chịu khó, giàu nghị lực và bản lĩnh.

Lên rừng chưa tròn chín tháng, Khánh Hòa được chọn đi học một khóa bổ túc cán bộ an ninh ngoài Sơn Tây. Lần đầu tiên cô ra với miền Bắc, được sống những ngày thanh thản, ấm cúng trong sự đùm bọc của một tập thể thân thương. Chưa bao giờ Khánh Hòa thấy tin cậy vào con người, hy vọng vào xã hội bằng những ngày này, và thật là lạ, chưa có lúc nào cô nhớ Lãm bằng những ngày ấy..

Người không mang họ - Chương 4

Chương 4 -1 .Không cần sổ sách, văn tự nhưng lại có sự trừng phạt của “luật rừng” thay thế, từ lâu bọn bụi đời ngấm ngầm thỏa hiệp với nhau chia thị xã Đông Hà ra làm ba khu vực “cai quản”.

Từ chợ Đông Hà đổ ngược lên phía tây, bên ngoài đường 9 là vùng kiểm soát của đảng cướp “Đào lưu”. Từ cửa chợ đổ về hướng đông, qua bên kia Quốc lộ I và phía nam đường 9, bao gồm cả khu cảng cả vùng phía bắc cầu Đông Hà đều thuộc đất của đảng “Mãng xà”. Ga tàu lửa và đoạn đường Quốc lộ trước mặt ga kéo vào cho đến quá cầu Lai Phước là khu vực độc tôn của đảng “Hận đời”..

Trước đây đảng “Đào lưu” là một lực lượng đáng gờm nhất. Khu vực “kiểm soát” của nó được kéo dài xuống tận cảng và lan qua bên kia đường 9. Nhưng sau một lần xích mích với bọn “Mãng xà” thì hai toán xảy ra một cuộc sát phạt khá đẫm máu. Lực lượng “Đào lưu” thiệt hại nặng.

Người không mang họ - Chương 3

Chương 3- 1. Lên đường! Chỉ có lên đường mới tồn tại, nằm im là chết. Đấy là phương châm sống, là cốt lõi nghề nghiệp, là bản năng tự vệ của Sơn Nam mãi võ.


Những đình làng, những bãi chợ, những ga tàu, bến xe; những ngã ba ngã tư trong phố, ở đâu có thể tụ tập được người là gánh thuốc Sơn Nam đi đến. Tiếng rao hài hước cố cù lấy tiếng cười của người đời, tự đâm dao vào bụng mình, cầm gạch xán vào đầu mình để đổi chút lòng tin và sự khâm phục của thiên hạ. Dí mũi dao găm sắc ngọt lên mặt rồi chồng lên trên cán dao ấy những chiếc đĩa men sứ dễ vỡ hoặc những vật nặng thừa sức đè dao đâm toạc da thịt mình. Chồng chềnh đi trên một sợi dây thép và ở phía dưới có ba người cầm gươm chĩa thẳng lên để nếu anh ngã xuống gươm sẽ xuyên qua người... Tất cả những trò ấy là phương tiện sống mà Sơn Nam đã lựa chọn, đặt sinh mạng mình vào chỗ cheo leo nguy hiểm nhất, cứ thế lên đường!

Mùa xuân mưa bụi lăn tăn, mùa hè nắng như táp lửa vào mặt. Thu đến mang theo bão giông bất thần, những cơn lũ hỗn láo nhảy xổ từ trên cao xuống đồng bằng cắt tung những trục đường chính. Mùa đông gió rét tím lịm da thịt, mưa dầm dề não nuột. Nhưng với gánh thuốc Sơn Nam thì thời gian không chia mùa.

Bây giờ là cuối đông. Mùa đông năm nay ít mưa nhưng có cái rét đặc biệt. Người có tuổi ôm ngực ho lụ khụ. Trẻ nhỏ rên hừ hừ vì những cơn sưng phế quản cấp tính. Trâu bò lăn đùng ra chết cứng giữa đường đi. Rét mùa đông không hề báo trước. Bất thần trông thấy nắng, thiên hạ hoan hỉ cởi chiếc áo sợ dày cộm ra thì đùng đùng rét đến y như nó nấp sẵn đâu đó quanh mình. Để đối phó với cái rét, người ta thi nhau cưới. Quanh một ngõ phố có tới hàng chục đám cưới trong một ngày. Pháo nổ chát chúa, liên hồi, khói đùn lên xám mờ từng ngõ. Càng rét càng cưới, cưới vội vàng, cưới hấp tấp hớt hải như lục tìm chiếc áo ấm sau giấc ngủ bị rét tập kích. Trong bối cảnh chung đó Sơn Nam mải võ cũng cưới vợ..

Người không mang họ - Chương 2

Chương 2 - 1. Bây giờ xin kể qua một chút về cái thị trấn ngã ba đường này. Gọi là thị trấn ngã ba bởi vì nó sinh ra cùng thời với cái ngã ba huyết quản nơi cung đầu của đường 9 với quốc lộ 1



Từ thuở còn người Pháp đóng chiếm, con đường 9 rải đất sỏi, thì Đông Hà cũng chỉ phôi thai dăm bảy quán nhà lợp tranh nằm khép nép bên mép sông Cửa Việt. Thế rồi cái huyết quản đường 9 ngày một to ra, của cải hai chiều cứ trôi ngày một nhiều thì Bản Đông bên Lào cũng phình to lên mà Đông Hà bên Việt cũng lớn dậy. Người Mỹ qua, đường 9 trở thành một trục đường chiến lược thượng hạng, là động mạch chủ nuôi sống toàn bộ phòng tuyến Mác Na–ma–ra. Vậy là, nhoáng một cái, y như có phép thần thông biến hóa, thị trấn đầu cầu miền Nam này bỗng như một cô gái nhà quê ra tỉnh, cười nói huyên thuyên, trang sức lòe loẹt đủ các một lai căng tân tiến nhất.

Trước hết đây là cái bướu khổng lồ để chứa chấp hai nguồn hàng lậu lớn. Một nguồn hàng buôn từ đất Thái Lan qua Lào về đất Việt Nam, một nguồn chủ yếu do quân tiếp vụ chuyển từ phía trong ra hoặc ngoài biển vào qua cảng Đông Hà. Cho nên, cái nghề nghiệp chủ yếu và bao trùm lên hầu hết đời sống người dân ở đây là buôn bán hàng lậu và những hiệu lành nghề làm giả những mặt hàng ngoại quốc. Rồi nữa, Đông Hà là nơi xả hơi của hai cánh lính. Một cánh từ Khe Sanh, Lao Bảo về. Bao nhiêu cơ cực của rừng núi biên ải, bao nhiêu gian lao vất vưởng của những ngày dã ngoại đóng chốt được trút bỏ nơi đây để tận hưởng thú vui đô thị. Lại một cánh khác từ Sài Gòn, Huế được điều ra thế chân vùng chiến thuật I, trước phút bước vào tử địa, bao giờ cũng có tâm trạng coi như đời đến đây là chấm dứt. Hãy sống vài giây cuối cùng với bao lạc thú thế gian. Cho nên một nghề nữa cũng không kém phần rầm rộ trên thị trấn này là làm điếm và cướp bóc. Đội quân này tùy lúc mà tăng giảm nhưng nói chung chiếm đại bộ phận thanh thiếu niên thị trấn và trên danh nghĩa, trở thành đối tượng tác chiến của cảnh sát Đông Hà..

Người không mang họ - Chương 1

Chủ nghĩa thực dân Mỹ đã đẩy biết bao thanh niên miền Nam Việt Nam vào vũng bùn tội lỗi, trong đó có Trương Sỏi từ một người bình thường trở thành tướng cướp.

 Đã nhiều lần, bà con cô bác chìa bàn tay nhân ái ra để cứu vớt Sỏi, song Sỏi không đủ nghị lực cải tạo thành người lương thiện. Cho đến tận sau ngày giải phóng miền Nam Việt Nam, Sỏi vẫn tiếp tục gây tội ác. Và kẻ phạm tội đã bị trừng phạt. Nhưng cũng từ cuộc đấu tranh chống tội phạm hình sự, chủ nghĩa nhân đạo cách mạng được thể hiện khá rõ nét qua hoạt động của các chiến sĩ công an nhân dân.

Chương 1

1

Lại xin bắt đầu câu chuyện này từ một con sông mặc dầu tác giả không bao giờ muốn lặp lại cái gì mình đã viết.

Đã ngót nghét mười năm, từ 1954 đến khi câu chuyện này xảy ra; cuối năm 1964, con sông Hiền Lương được quàng vào mình một cái tên mới, Sông giới – tuyến. Tên mới mà lại rất cũ, cũ mà lại quá mới, như vành khăn tang mà bất kỳ một ai không thích nó vào đầu cũng thấy bàng hoàng không tin được một điều bất hạnh khủng khiếp đã xảy ra với chính mình..

Tình yêu của cô hàng thịt

Chợ cóc mọc ngay trước cổng ký túc xá nhà trường. Thấy Hùng lượn đi lượn lại mấy vòng trước dãy hàng thịt, một cô gái xinh xắn ngồi cạnh bà béo mập ú liền đánh tiếng:

 Anh gì ơi, thịt mông em ngon lắm, làm một miếng đi. Em bán rẻ cho.
Không hiểu cô gái trêu đùa hay là giọng chợ búa nó vậy nhưng Hùng cũng ngượng chín mặt, cậu lẩm bẩm “Đúng là đồ..” rồi rẽ vội sang hàng cá.
Đỗ Đại học Quốc gia Hà Nội, làm sinh viên Văn khoa, Hùng đang mơ mộng lắm. Từ nhà quê ra Thủ đô học hành, nhìn mấy em chân dài chưng diện khiến Hùng mê mẩn. Tối đến Hùng khom người trên chiếc giường tầng để làm thơ tặng các nàng Kiều. Nhưng hỡi ôi... có cô còn bảo chàng: “Rõ là đồ hâm hấp, thơ với chả thẩn”, rồi leo lên xế hộp của gã giám đốc già phóng vèo đi.
Thất tình, hết tiền, Hùng cô đơn và chán ngán. May mà em hàng thịt - có cái tên mỹ miều là Mai Hoa đã si mê dáng vẻ thư sinh của Hùng. Nàng cho Hùng mua thịt chịu đến cuối tháng mới phải trả. Thỉnh thoảng nàng còn giúi vào tay chàng quả tim lợn nóng hổi..

Triết lý ngủ với đàn ông có "vợ"!

Nếu cô nàng của bạn nói chỉ ngủ với một mình bạn, điều đó liệu bạn có tin không?

ảnh minh họa

Don Juan có thể coi là một nhà “tình yêu học”, cả đời anh ta thay đổi không biết bao nhiêu cô gái. Do quá lão luyện nên Don Juan cũng luôn ngờ vực rằng, trên đời này không thiếu những Don Juan 2, Don Juan 3... và phụ nữ cũng vậy. Một trong những câu chiêm nghiệm nổi tiếng của Don Juan đó là:
- “Nếu cô nàng của bạn thề rằng chỉ ngủ duy nhất với bạn, chưa bao giờ ngủ với người đàn ông nào khác thì rất có thể cô ấy đã nói đúng. Bởi với những người đàn ông khác cô ấy toàn... thức”.
*
* *
Lý do rời khỏi giường
Theo một khảo sát của một tổ chức phi chính phủ, người ra thống kê được lý do những người đàn ông ở Mỹ ra khỏi giường vào vào ban đêm, kết quả cho thấy:
15% đi làm việc ca đêm.
35% vào toilet.
50% mặc quần áo và đi về nhà mình.
*
* *
Sự ga-lăng tai hại
Một anh chàng đến nhà bạn gái chơi, thấy cậu em trai út của bạn gái chạy từ đâu về khóc nức nở. Nổi máu sĩ diện, anh chàng quay sang cậu em:
- “Dẫn anh đến chỗ thằng mất dạy nào vừa đánh em, anh cho nó một trận!...”.
Vừa nói chưa dứt lời thì thấy bố bạn gái bước vào:
- “Không phải dẫn, tôi tự đến đây!”.

Phận… đàn ông

Xưa giờ nghe “phận đàn bà” quen rồi. Giờ nói “phận đàn ông” thấy là lạ. Nhưng sao cứ phải đàn bà mới “phận” này “kiếp” nọ? Đàn ông cũng “hoàn cảnh” lắm chứ.

Hy không đẹp trai nhưng có cái miệng tươi rói, nói chuyện rất vui. Giới thiệu về mình, Hy làm một hơi: “Tui, độc thân, vui tính, nghề nghiệp ổn định. Nhờ thức thời, từ chỗ làm thấp nhất nay tui vươn lên vị trí cao nhất”. Ai không biết cứ tưởng anh làm to, té ra không phải. Diễn “nôm” ra là: trước đây anh làm nghề đóng dép, giờ anh làm thợ cắt tóc. Vậy thôi.
Ngu đắm ngu say
Xóm nhỏ tươi lên khi ngôi nhà đối diện tiệm cắt tóc của Hy xuất hiện em Linh ở đâu về, đẹp não nùng. Tiệm anh đông khách hẳn. Một ông đang cắt tóc nhưng mặt cứ hất qua nhà Linh. Anh chỉnh lại cho thuận chiều tông đơ nhưng lát sau mặt ông vẫn hướng về “nơi ấy”. Hy nói ông ngọ ngoạy kiểu này khó cắt quá, đầu tóc lốm đốm da báo ráng chịu nghen.
Hai ông khác bày cờ ra đánh, xe pháo đi loạn xà ngầu vì con mắt cứ liếc bóng hồng. Một ông cầm tờ báo từ nhà mang tới, có khoét hai lỗ nhỏ, đợi em Linh ra thềm hóng mát là đưa báo lên “đọc” mải mê . Hy cười toe toét, nói tui cúng tổ cũng không bằng em Linh. Nhờ con bé này mà tui “vừa cắt vừa la cũng đắt hàng”.
Rồi một ngày, hàng chục trai làng té ngửa khi nghe tin Linh bị vợ ông hạt trưởng kiểm lâm đánh ghen tơi tả trong một nhà nghỉ. Hy cười cười chọc mấy cây si, nói tui là manh chiếu rách, không mơ tới giường ngà nên kê cao gối mà ngủ. Còn mấy ông tưởng bở giờ vỡ mộng. Cứ đứng gần các ông là tui nghe tiếng răng rắc của những trái tim rạn nứt.

Minh họa: DAD
Nhưng ai học được chữ “ngờ”. Tưởng Linh không “thiêng” với Hy, vậy mà giờ đây anh mê Linh như điên như dại. Một chiều anh quét lá trúc trước hiên, Linh đến gợi chuyện. Giọng bắc líu lo, nàng nói: “Anh Hy đẹp chai (trai), có khóm chúc (trúc) xinh cực. Cho em một cây về chồng (trồng) nhá!”.
Hy thấy xao xuyến lạ. Thêm mấy đêm trăng hò hẹn nữa, anh “sụp đổ” hoàn toàn. Một khách cắt tóc tháng trước bị Hy “cảnh báo” giờ mắng lại: “Mày đang nhấp kéo sao cứ liếc con Linh? Tóc tao mà hư thì đầu mày không còn một sợi”.
Người nhà Hy ra sức can ngăn vì thấy “cái bụng con Linh khang khác”, trong khi Linh quyết bám sát mục tiêu. Cuối cùng, đám cưới diễn ra. Đêm tân hôn, có người cứ hát đi hát lại: “Ngày chưa chồng em đi qua con dê (đê)…”. Vậy mà Hy vẫn nhe răng cười. Thật là ngu đắm ngu say.
Kiếp… “cầm ca”
Bảy tháng sau ngày cưới, Linh “sinh non” một bé trai. Thằng bé càng lớn càng… không giống Hy. Linh gửi hẳn con cho ngoại. Khách đến cắt tóc ai cũng bóng gió xỏ xiên. Đàn bà đi chợ qua nhà Hy thường xì xào, một chị nói rặt giọng Huế: “Vợ đẹp là vợ người ta/Con là con két chớ ruột rà chi mô”.
Linh thường lui tới các nhà hàng, quán nhậu để bỏ mối khăn lạnh. Cô gái một con đã làm mòn con mắt của một sếp to. Khuya nọ, Linh đang lau mặt cho sếp trong phòng “VIP” thì Hy xộc vào. “Bốp… bốp”. Cái bốp đầu tiên: Hy tát vợ. Cái bốp thứ hai: bồ của vợ tát Hy. Bảo vệ lôi Hy xềnh xệch ra ngoài.
Từ đó Hy làm “kiếp cầm ca”. Không phải anh đàn hát gì, là thấy anh hay cầm cái ca nhựa đi mua rượu lẻ nên người ta nói đùa thôi. Anh nát rượu, cơn xỉn nọ chồng lên trận say kia. Người làng thường gặp anh, hoặc là đang cầm ca lọ mọ đi mua rượu, hoặc là cầm ca rượu lờ vờ đi về nhà. Thôn trưởng đập vai Hy, nói làng mình gái tơ thiếu gì, bỏ rượu, cưới vợ khác đi. Hy cười khục khục nghe như tiếng khóc, nói: “Em… mất trinh rồi, có ma nó lấy…”. Rồi anh cầm cái ca thất thểu bước đi…

liêu trai chí dị 37 - Hằng Nương

Hồng Đại Nghiệp người kinh đô, vợ là Chu thị, nhan sắc khá đẹp, hai bên đều yêu quý nhau. Sau Hồng lấy cô hầu gái Bảo Đới làm vợ lẽ, diện mạo kém xa Chu thị nhưng Hồng lại yêu nhiều. Chu thị lấy làm bất bình, vì thế vợ chồng sinh bất hòa. Hồng tuy không dám công nhiên ngủ lại buồng vợ bé, nhưng càng bênh chiều cô ta mà cách xa Chu thị. Sau họ dời nhà, làm hàng xoqm với một người buôn lụa họ Địch.

Vợ Địch là Hằng Nương, sang thăm Chu thị trước. Hằng Nương trạc tuổi ba mươi, nhan sắc chỉ trung bình nhưng nói năng nhẹ nhàng dể ưa, Chu thị rất mến. Hôm sau sang đáp lễ, Chu thị thấy nhà này cũng có vợ bé, tuổi chừng đôi mươi lại rất xinh đẹp. Ở cạnh nhà nhau gần nửa năm, Chu thị tịnh không nghe một lời chửi mắng nào cả, còn Địch chỉ yêu quý có một mình Hằng Nương, cô vợ bé có cũng như không . 
Một hôm, Chu thị sang Hằng Nương chơi, hỏi rằng: 
- Em trước đây cho rằng chồng yêu vợ bé, là vì cái người giữ phận bé ấy thường chỉ muốn đổi cách xưng hô "vợ cả " thành "vợ lẽ" nay mới biết không phải. Chị có thuật gì thế, nếu có thể truyền được thì em xin ngoảnh mặt về phương Bắc (*) làm học trò của chị. 
Hằng Nương đáp: 
- Hừ, chị tự xa cách rồi lại trách chồng phải không ? Ngày đêm cứ nói sa sả là đuổi chim vào bụi (**), càng cách xa nhau hơn. Chị cứ về thả lỏng cho họ, dù anh ấy có tự đến cũng đừng cho vào phòng. Sau một tháng, em sẽ liệu tính cho chị. 
Chu thị theo lời, càng trang điểm cho Bảo Đới, cho cùng ngủ với chồng. Mỗi khi chồng ăn uống thức gì đều cho Bảo Đới ăn chung. Lúc nào Hồng săn đón thì Chu thị lại cố tình từ chồi, thế là ai nấy đều khen Chu thị hiền. Như thế được hơn một tháng, Chu thị sang thăm Hằng Nương. Hăng Nương vui mừng mà rằng: 
- Được đấy, bây giờ về nhà chị bỏ hết trang sức, không mặc đẹp, không phấn son để mặt bẩn, đi giày rách, cùng làm lụng với bọn người nhà, một tháng sau hãy sang đây. 
Chu thị nghe theo, mặc áo vá, cố ý luộm thuộm, bẩn thỉu, chỉ biết dệt vải, ngoài ra không hỏi han gì đến. Hồng thương tình, sai Bảo Đới chia sẻ việc nặng nhọc, nhưng Chu thị gắt gỏng bảo về. Như thế được một tháng, lại sang gặp Hằng Nương. Hằng Nương bảo: 
- Cô bé này dạy bảo được đấy! Ngày kia là tết Thượng Tỵ (***) muốn rủ chị cùng đi chơi hội xuân. Chị nên trút hết quần áo rách ra, tất dép áo quần thay mới một loạt rồi sơm sớm sang đây nhé! 
Chu thị xin vâng . Đến ngày, Chu thị soi gương trang điểm kỹ càng, hết thảy làm như lời Hằng Nương dặn. Trang điểm xong, sang nhà Hằng Nương. Hằng Nương mừng rỡ khen: 
- Khá lắm! 
Rồi Hằng Nương búi hộ tóc hình cánh phượng, mượt bóng như gương soi, kiểu giày vụng thì lấy những mảnh giày của nhà từ trong rương ra ghép thành (****), xong đâu đấy liền bảo thay đổi... 
Trước khi chia tay ra về, nàng mời Chu thị uống rượu rồi dặn: 
- Lúc về giáp mặt anh chàng xong là lập tức đóng cửa đi ngủ cho sớm, chàng ta đếm gõ cửa cũng chớ mở ra. Ba lần gọi mới mở cửa cho vào một lần, nhưng phải dè sẻn những khi môi tìm lưỡi tay tìm chân. Nửa tháng sau hãy sang đây. 
Chu thị về nhà ăn mặc cực đẹp ra mắt chồng. Hồng ngắm vợ từ trên xuống dưới, tươi cười khác hẳn ngày thường. Chu thị kể sơ qua buổi đi chơi rồi ngồi đỡ má r chiều mệt mỏi. Trời chưa nhá nhem đã đứng dậy đi về buồng cài cửa đi nằm. Lát sau quả nhiên Hồng đến gõ cửa, Chu thị cứ nằm không chịu dậy, Hồng đành bỏ đi. Tối sau cũng thế. Sáng thứ ba, Hồng trách vợ, Chu thị đáp: 
- Ngủ một mình quen mất rồi, không kham nổi quấy rầy. 
Hôm ấy, trời vừa xế bóng, Hồng đã vào buồng vợ ngồi chờ sẵn, rồi tắt nến lên giường như buổi tân hon, ái ân khôn xiết. Hồng hẹn đêm sau lại đến, Chu thị không chịu được mãi, mới ước với Hồn ba ngày một lần. Khoảng nửa tháng, Chu thị sang gặp Hằng Nương. 
Hằng Nương đóng cửa lại chuyện trò với Chu thị rằng: 
- Từ nay chị có thể độc chiếm anh ấy được rồi. Có điều chị tuy đẹp, nhưng chưa thật duyên. Nhan sắc như chị mà biết làm duyên nữa thì giành được cả lòng sủng ái đối với Tây Thi, huống hồ là người kém hơn. 
Đoạn Hằng Nương bảo Chu thị liếc thử, rồi nói: 
- Không phải thế! Cạnh ngoài mí mắt chưa ổn. 
Bảo cười thử, rồi nhận xét: 
- Không phải thế! Má bên trái chưa được. 
Bèn dùng khóe thu ba lộ vẻ yêu kiều, mím miệng cười tươi hé hai hàng ngọc, bảo Chu thị bắt chước, đến mấy chục lần mới hơn giông giống. Hằng Nương bảo: 
- Chị về đi rồi soi gương mà tập cho thành thạo, phép thuật chỉ có thế mà thôi. Còn như khi ở trên giường tuy cơ mà khơi động, tùy sở thích mà ứng theo, những điều ấy không thể dùng lời mà truyền cho nhau được. 
Chu thị về nhà làm đúng như lời Hằng Nương dạy bảo. Hồng ưng ý lắm, si mê hình thể lẫn nhan sắc của vợ, chỉ sợ vợ cự tuyệt. Trời xế chiều là ngồi trước mặt nhau trò chuyện vui cười không chịu rời phòng khuê đến nửa bước, ngày nào cũng thế, không làm sao đâỷ đi chỗ khác được. Chu thị càng ưu đãi Bảo Đới hơn, mỗi khi bày tiệc trong phòng đều bọi Bảo Đới cùng ngồi chung giường, nhưng Hồng càng thấy Bảo Đới xấu xí, chưa xong bữa đã cho cô ta ra ngoài. Chu thị lại dụ Hồng vào buồng Bảo Đới rồi cài cửa ở bên ngoài nhưng Hồng không hề động đến, do đó Bảo Đới giận Hồng, gặp ai oán thán, khiến Hồng càng tức giận ghét bỏ, dần dần đến đánh đập cô ta. Bảo Đới phẫn uất, bỏ cả trang điểm, ăn mặc rách rưới bẩn thỉu, đầu tóc như đám cỏ rối, nên càng không thể nói năng gì đến người khác nữa. 
Một hôm Hằng Nương hỏi Chu thị: 
- Chị thấy thuật của em thế nào? 
Chu thị đáp: 
- Đạo thầy thật tuyệt diệu nhưng đệ tử này chỉ có thể làm theo mà rốt cuộc vẫn chưa thể hiểu được. Thả lỏng là vì sao? 
- Chị chẳng nghe nói con người ta thường thích mới bỏ cũ, khó khăn coi trọng, dễ dàng coi thường đó sau? Chồn yêu vợ lẽ không cứ vì cô ta đẹp, mà vì chợt đươc nếm thì thấy ngọt, khó được gặp thì thấy mong. Thả lỏng cho no nê thì sơn hào hải vị cũng còn chán huống hồ là loại rau mọc dại. 
- Bỏ hết trang điểm, sau lại chải chuốt cho cực đẹp là cì sao? 
- Bỏ đấy không để mắt đến nữa thì tựa hồ xa nhau lâu ngày; bỗng thấy trang điểm đẹp đẽ thì như vừa mới đến, khác nào người nghèo đột nhiên được nếm món ngon, ắt thấy gạo lức chả còn mùi vị gì. Rồi lại không dễ dàng cho nếm ngay, thì kẻ kia cũ mà mình mới, kẻ kia dễ dải mà mình khó khăn. Đấy chính là đổi vợ thành thiếp vậy. 
Chu thị mừng lắm, từ đó coi Hằng Nương là bạn tin cẩn chốn khuê phòng. Được mấy năm Hằng Nương bỗng bảo bạn rằng: 
- Hai tâm tình đã như một, tự nghĩ không nên giấu diếm tung tích. Trước đâyđã toan nói nhưng sợ chị nghi ngại. Nay sắp từ biệt nhau, dám xin nói thật, em chính là hồ. Thuở nhỏ em gặp cái nạn mẹ kế, bán em lên đô thành. Chồng em đối với em rất hậu tình nên em không nỡ dứt tình ngay, lưu luyến đến nay. Ngày mai cha em thoát xác lên tiên, em phải tới thăm, không trở lại nữa. 
Chu thị sụt sùi cầm tay Hằng Nương. Sáng sớm hôm sau sang thăm thì cả nhà bên ấy đang hoảng hốt kinh sợ vì không thấy Hằng Nương đâu nữa. 
Dị sử bàn rằng: 
Người mua ngọc không quý ngọc mà quý cái hộp đựng ngọc (*****). Tình người đối với mới, cũ, khó dễ vẫn là điều lạ lùng kỳ quặc mà từ nghìn xưa đến nay vẫn chưa phanh phui hết được. Nhưng cái thuật đổi ghét thành yêu thì đã được đem dùng trong thế gian. Đời xưa, bọn nịnh thần thờ vua, ngăn vua gặp người, cản vua đọc sách, do đó biết rằng giữ mình trong sự sủng ái lâu bền cũng là một tâm thuật truyền thụ được vậy. 
Chú thích 
(*) Xưa, vua bao giờ cũng ngòi quay mặt về phương Nam. Ở đây ý nói học trò ngoảnh mặt về phương Bắc, tỏ ý kính trọng thầy như vua. 
(**) Chữ trong Mạnh tử, ý nói làm người tốt xa lánh mình. 
(***) Tức tết mồng ba tháng ba âm lịch, ở nước Trịnh thời xưa, vùng Thượng nguồn sông Trăn sông Vĩ, người ta tổ chức du Xuân, tay cầm cành hoa Lan để gọi hồn người chết, và trừ tà cầu phúc. 
(****)Giày vải do phụ nữ khâu tay. 
(*****) Ngụ ngôn đời xưa kể rằng người nước Sở sang nước Trịnh bán ngọc, dùng gỗ thơm làm hộp đựng ngọc, trang trí rất đẹp. Người nước Trịnh thấy cái hộp đẹp bèn mua hộp mà trả lại ngọc.


liêu trai chí dị 36 - Báo Oán

Huyện Tấn Dương, tỉnh Sơn Tây, có công tử họ Nam, tên Tam Phục, thuộc dòng dõi thế gia, được dân chúng trong vùng nể trọng. Năm ấy, Tam Phục hai mươi bảy tuổi, góa vợ, chưa có con.

Khiết tí đương thời cưỡng đế minh
Như hà ủy khí đẳng trần khinh
Kỳ kỳ quái quái tần tu oán
Bất sát hương khuê hận bất bình
Tam Phục có một ngôi biệt thự ở cách tư thất chừng mươi dặm. Một sáng mùa hè, Tam Phục cưỡi ngựa đi thăm biệt thự. Ði được nửa đường, bỗng trời đổ mưa, Tam Phục bèn xuống ngựa, dắt vào đứng dưới mái cổng căn nhà bên đường để tránh mưa. Chủ nhà là một nông dân, nhận ra khách đứng ở ngoài ngõ là Tam Phục, vội giương dù chạy ra mời vào nhà ngồi chơi. Tam Phục nhận lời. Chủ nhà bèn buộc ngựa của Tam Phục vào cột cổng rồi cung kính che dù cho Tam Phục vào nhà.
Tam Phục thấy nhà nghèo lắm, chỉ có một phòng khách hẹp với hai phòng ngủ nhỏ. Chủ nhà mời Tam Phục ngồi, đi lấy nước rẩy sàn quét nhà cho khỏi bụi rồi pha trà nóng với mật ong, mời Tam Phục uống. Chủ nhà cứ đứng khoanh tay hầu chuyện Tam Phục cho tới khi Tam Phục bảo ngồi, chủ nhà mới dám ngồi.
Tam Phục hỏi:"Ông họ gì?" Chủ nhà đáp:"Tôi họ Ðậu, tên Ðình Chương" Hỏi:"Bà ấy đâu?" Ðáp:"Tiện nội mất đã được ba năm rồi!" Hỏi:"Ông được mấy người con?" Ðáp:"Tôi chỉ được một mụn con gái" Hỏi:"Tên chi?" Ðáp:"Tiện nữ tên Tố Nga" Hỏi:"Bao nhiêu tuổi?" Ðáp:"Tiện nữ mười lăm" Tam Phục cứ hỏi chuyện Ðậu ông như thế. Chợt Ðậu ông nói:"Chẳng mấy khi công tử tới tệ xá chơi, xin mời công tử ở lại dùng với tôi một bữa rượu!" Tam Phục nói:"Cũng được" Ðậu ông bèn xin phép xuống bếp làm cơm.
Lát sau, Ðậu ông bưng lên một mâm cơm với thịt gà và rượu, xin phép Tam Phục cho mình được ngồi đối ẩm, chuyện trò. Tam Phục gật đầu. Ăn xong, Ðậu ông xuống bếp bảo con pha trà mới rồi lại trở lên tiếp khách.
Tố Nga đun nước sôi pha trà, bưng khay trà lên đặt ở cửa phòng khách rồi lại quay xuống bếp. Ðậu ông ra cửa bưng khay trà vào mời Tam Phục. Tuy chỉ nhìn thấy nửa người Tố Nga thấp thoáng ngoài cửa, song Tam Phục cũng biết là Tố Nga đẹp lắm và có mái tóc xõa xuống hai vai. Trời tạnh mưa, Tam Phục xin cáo biệt.
Về nhà, Tam Phục thấy hình bóng Tố Nga cứ lởn vởn trong đầu rồi thấy lòng mình xao xuyến. Hôm sau, Tam Phục sai gia nhân đem gạo và lụa tới biếu Ðậu ông để đáp l. Từ đó, cứ ba ngày một lần, Tam Phục lại sai gia nhân đem rượu thịt tới nhà Ðậu ông để mình tới đối ẩm, chuyện trò. Lâu dần, Tam Phục với Ðậu ông trở thành bạn thân. Vì thế, Tố Nga cũng dạn dần, chẳng còn phải tránh né Tam Phục như trước nữa. Mỗi lần cha gọi pha trà, Tố Nga đã dám bưng thẳng khay trà vào phòng khách. Thấy Tố Nga, Tam Phục cứ ngây người ra ngắm. Bắt gặp Tam Phục ngắm mình, Tố Nga chỉ mỉm cười.
Một hôm, Tam Phục tới gõ cổng nhà Ðậu ông để vào thăm. Tố Nga ra mở. Tam Phục hỏi:"Lệnh tôn có nhà không?" Tố Nga đáp:"Gia nghiêm vừa đi vắng!" Hỏi:"Bỉ nhân có thể vào nhà ngồi chờ được không?"Ðáp:"Xin mời công tử vào!" Tam Phục bèn vào ngồi ở phòng khách. Tố Nga vào nhà trong, thầm mong cha chóng về tiếp khách.
Chờ mãi chẳng thấy cha về, Tố Nga ngại cho khách phải ngồi lâu, bèn đánh bạo bước ra, thay cha tiếp khách. Tam Phục lợi dụng thời cơ, nắm lấy cổ tay Tố Nga, buông lời chọc ghẹo. Tố Nga ngượng quá, nghiêm sắc mặt, nói: "Nhà thiếp tuy nghèo song cha con thiếp chẳng chịu để cho ai làm nhục cả! Xin công tử chớ cậy mình giàu có mà làm nhục thiếp! Gia nghiêm muốn thiếp phải đứng đắn để lấy được một tấm chồng tử tế!" Tam Phục hoảng sợ, vội chắp tay xin lỗi, nói: "Vì bỉ nhân thành tâm muốn được tiểu nương để ý nên mới trót xúc phạm, mong tiểu nương thứ lỗi cho! Bỉ nhân đã hết tang tiện nội, nay muốn xin cưới tiểu nương về làm kế thất! Nếu tiểu nương ưng thuận thì bỉ nhân sẽ nhờ người tới thưa chuyện với lệnh tôn, khỏi phải nhờ người đi kiếm giùm đám khác!" Tố Nga tỏ vẻ nghi ngờ, nói: "Thiếp thấy khó lòng mà tin được lời công tử! Công tử là con nhà dòng dõi thế gia, khi nào lại chịu đi cưới con gái một gia đình nông dân như thiếp?" Tam Phục nói: "Nếu tiểu nương chẳng tin thì bỉ nhân xin thề độc!" Tố Nga mỉm cười, nói: "Công tử cứ thử thề độc cho thiếp coi xem công tử thề độc tới mức nào?" Tam Phục bèn thề: "Bỉ nhân là Nam Tam Phục, thề sẽ hỏi cưới tiểu nương Ðậu Tố Nga làm kế thất, xin quỷ thần chứng giám. Nếu sau này, bỉ nhân bội lời thề này thì xin quỷ thần cứ xử bỉ nhân tội chết!" Thấy lời thề độc, Tố Nga mỉm cười tin tưởng, rồi để mặc cho Tam Phục muốn làm chi thì làm. Tam Phục bèn bồng Tố Nga vào phòng trong mà ân ái. Khi Tam Phục từ biệt Tố Nga, Ðậu ông vẫn chưa về.
Từ đó, ngày nào Tam Phục cũng sai gia nhân tới ngõ nhà Ðậu ông rình lén. H thấy Ðậu ông vừa ra khỏi cổng là gia nhân lại chạy về báo để Tam Phục cưỡi ngựa sang ân ái với Tố Nga.
Mười tháng sau. Một hôm Tố Nga giục Tam Phục: "Công tử cứ lén lút với thiếp mãi như thế này thì chẳng phải là kế lâu dài. Công tử đã thuận cho thiếp được núp bóng thì xin công tử hãy chính thức hỏi cưới thiếp ngay đi! Công tử mà hỏi thì chắc chắn là gia nghiêm sẽ gả ngay chứ chẳng thể nào từ chối, vì chẳng ai có thể đem lại vinh dự cho gia đình thiếp như công tử được! Xin công tử hãy xúc tiến việc cưới hỏi gấp cho, chớ để thiếp phải lo lắng mãi!" Tam Phục gật đầu.
Tối ấy, về nhà, Tam Phục lại nghĩ là mình dòng dõi thế gia, chẳng thể nào hỏi cưới con gái một gia đình nông dân được. Vì thế, hôm sau Tam Phục kiếm cớ nói quanh với Tố Nga để trì hoãn việc cưới hỏi, rồi nhờ bà mối để ý kiếm cho mình một nơi môn đăng hộ đối.
Tháng sau. Một hôm bà mối tới nhà Tam Phục, nói: "Lão thân đã kiếm được cho công tử một đám đăng đối rồi!" Tam Phục hỏi: "Ðám nào?" Ðáp: "Tô tiểu thư, ái nữ của Tô công!" Hỏi:"Tô công là ai?" Ðáp: "Công tử chẳng biết sao? Tô công, quán tại vùng này, được triều đình bổ nhậm đi làm quan tể ở xa, nay mới hồi hưu!" Thấy Tam Phục có vẻ còn trù trừ chưa quyết, bà mối liền tiếp: "Tô tiểu thư đẹp lắm! Sắc nước hương trời, ai nhìn thấy cũng phải mê! Còn Tô công thì giàu có lắm, hứa với ái nữ rằng khi nào vu quy, sẽ cho ngàn vàng làm của hồi môn!" Nghe thấy thế, Tam Phục bèn quyết định nhờ bà mối đi hỏi Tô thị cho mình. Bà mối tới thưa chuyện với Tô công. Tô công ưng thuận, hẹn năm sau cho nghênh hôn.
Một hôm, Ðậu ông đi vắng, Tam Phục lại tới nhà ân ái với Tố Nga. Tố Nga nói: "Thiếp muốn nói với công tử một việc quan trọng!" Tam Phục hỏi: "Việc gì?" Ðáp: "Thiếp đã mang thai với công tử. Xin công tử hãy xúc tiến việc cưới hỏi gấp cho!" Tam Phục chỉ ậm ừ rồi ra về. Từ hôm ấy, Tam Phục biệt tăm, chẳng bén mảng tới nhà Ðậu ông nữa.
Ðậu ông thấy bụng con gái mình mỗi ngày một lớn thì tra hỏi. Tố Nga thú thực. Ðậu ông bèn nhờ bà mối tới hỏi Tam Phục cho rõ thực hư. Tam Phục chối, nói: "Nếu cô ta mang thai thì bào thai trong bụng cô ta là của đàn ông nào đó chứ đâu có phải là của tôi?" Bà mối về thuật lại. Nghe thấy thế, Ðậu ông giận quá, lấy roi đánh con. Tố Nga uất ức lắm song cũng đành chịu, chẳng biết phải biện bạch với cha như thế nào để cho cha tin mình.
Sáu tháng sau. Một chiều đông, Tố Nga sanh con trai. Tối ấy, Tố Nga mệt mỏi, nằm ngủ thiếp đi. Thấy thế, Ðậu ông vội vùng dậy, bế đứa cháu đem ra sau nhà, vứt vào thùng rác. Tỉnh giấc, Tố Nga thấy mất con thì biết ngay là con mình đã bị ông ngoại vứt đi, nên lẻn ra vườn sau tìm con. Thấy con nằm trong thùng rác, vẫn còn sống, Tố Nga vội ẵm ra, chạy sang nhà Chương bà ở hàng xóm phía đông, xin ngủ nhờ.
Sáng sau, Tố Nga nhờ Chương bà tới thuật chuyện cho Tam Phục nghe. Nghe xong, Tam Phục cứ lờ đi, chẳng nói năng chi. Thấy vậy, Chương bà nói: "Cô Tố Nga nhờ tôi nhắn với công tử rằng cô ta chẳng xin công tử cưới cô ta đâu mà chỉ xin công tử nhận đứa bé, đem về nuôi thôi!" Tam Phục tỏ vẻ bực mình, nói: "Bà đừng nói nữa! Bà hãy về đi! Ðứa bé ấy đâu có phải là con của tôi?" Chương bà đành về nói lại cho Tố Nga nghe.
Tố Nga bế con tới thẳng nhà Tam Phục, xin vào gặp mặt. Người canh cổng không cho vào. Tố Nga nói: "Ðứa bé này là con của chủ ông! Nếu ông không cho tôi vào thì nhờ ông vào nói với chủ ông rằng tôi chẳng cần chủ ông phải cưới tôi làm vợ song đứa bé này là con của chủ ông, chẳng lẽ chủ ông lại nỡ để cho nó bị chết đói chết rét hay sao?" Người canh cổng vào trình lại với Tam Phục. Tam Phục nói: "Ra bảo nó bế con cút đi! Nếu nó không chịu đi thì cứ để mặc nó ngồi ở ngoài ngõ chứ không được cho vào trong nhà!" Người canh cổng vâng dạ rồi ra nói lại. Tố Nga cương quyết không đi, cứ ngồi lỳ ở ngoài ngõ, ôm con mà khóc. Tới tối, rồi tới khuya, đói chẳng có chi ăn, rét chẳng có chi đắp.
Sáng sau, người canh cổng ra mở cổng thì thấy cả hai mẹ con đều đã chết cóng. Xác Tố Nga ngồi tựa vào thành cổng, hai tay còn ẵm đứa con ở trong lòng. Tam Phục nghe tin, liền sai gia nhân chạy đi báo cho Ðậu ông hay. Ðậu ông vừa kinh hãi vừa phẫn uất, vội chạy tới đem xác hai mẹ con về, mua quan tài chôn cất.
Hôm sau, Ðậu ông làm đơn kiện Tam Phục, đem lên nạp ở huyện đường. Quan tể đọc đơn, sai lính đi bắt Tam Phục vào huyện đường. Quan hỏi: "Ðứa bé ấy có phải là con của nhà ngươi không?" Tam Phục chối, đáp: "Bẩm đại quan, không!" Quan bèn cho điều tra. Nha lại phúc trình rằng đứa bé ấy đúng là con của Tam Phục. Quan bèn kết tội Tam Phục bất nghĩa, xử phạt mười năm tù ở. Tam Phục vội nhờ người đem vàng tới hối lộ quan. Quan nhận hối lộ rồi tha bổng Tam Phục.
Ðêm ấy, Tô công nằm mộng thấy một thiếu nữ, tay ẵm con, đầu xõa tóc, tới nhà mình, nói: "Tiểu nữ là Ðậu Tố Nga, bị tên Nam Tam Phục dụ dỗ cho y ân ái thì y sẽ cưới làm kế thất. Nay tiểu nữ đã có con với y thì y lại hắt hủi cả hai mẹ con để đến nỗi hai mẹ con cùng bị chết cóng. Y lại nhờ bà mối đi hỏi cưới lệnh ái và đã được tôn ông ưng thuận. Bây giờ, xin tôn ông hãy từ hôn với y để tránh cho lệnh ái khỏi bị ải tử. Nếu tôn ông chẳng tin lời tiểu nữ thì sau này xin tôn ông chớ oán trách là tiểu nữ chẳng có lời báo trước!" Nói xong, thiếu nữ biến mất. Tỉnh giấc, Tô công lo sợ lắm, toan từ hôn với Tam Phục nhưng rồi thấy Tam Phục giàu có nên lại nổi lòng tham, cho rằng mộng mị chỉ là chuyện hão huyền. Vì thế, Tô công vẫn quyết định gả con gái cho Tam Phục.
Tới ngày nghênh hôn, Tam Phục thấy Tô thị mi thanh mục tú, có ngàn vàng hồi môn thì mừng lắm. Tuy nhiên, trong suốt ngày cưới, Tam Phục thấy Tô thị lúc nào cũng âu sầu buồn bã thì lại rất ngạc nhiên. Tới tối, khi động phòng hoa chúc, Tam Phục thấy Tô thị cứ ứa nước mắt khóc, bèn hỏi: "Từ sáng tới giờ, lúc nào ta cũng thấy nàng âu sầu buồn bã! Rồi bây giờ lại khóc là nghĩa làm sao?" Tô thị chẳng đáp, làm Tam Phục càng ngạc nhiên. Thế rồi Tam Phục thấy Tô thị cương quyết chẳng chịu thân thiết với mình. Tam Phục bắt đầu linh cảm thấy một điều chi bất tường nên rất bồn chồn.
Tháng sau, Tô công tới nhà con rể thăm con gái. Người canh cổng mở cổng mời vào, rồi chạy vào báo tin cho chủ biết. Từ cổng vào nhà có hai ngả, ngả trước xuyên qua vườn hoa, ngả sau xuyên qua vườn đào. Tô công theo ngả sau mà vào. Khi xuyên qua vườn đào, chợt nhìn thấy một thiếu nữ treo cổ trên cành, dáng dấp trông giống con mình, Tô công kinh hãi quá, vội chạy tới để coi thì thấy đúng là con mình. Tô công cực kỳ hoảng sợ, vội chạy vào phòng khách để tìm con rể song lại chạy lạc vào phòng ngủ. Thấy một thiếu nữ lạ ngồi trên giường của con gái mình, Tô công vừa sợ vừa giận, vội quay người chạy ra. Tam Phục ngồi trong phòng khách chờ nhạc phụ. Thấy nhạc phụ chạy vào phòng ngủ, Tam Phục ngạc nhiên, vội chạy vào theo. Vừa tới cửa phòng ngủ thì thấy nhạc phụ từ trong phòng chạy ra, Tam Phục càng ngạc nhiên hơn. Tam Phục toan lên tiếng hỏi thì chợt thấy nhạc phụ lên tiếng quát: "Ta vào đây qua ngả vườn đào, thấy vợ anh treo cổ chết trên cành! Anh làm chi mà để cho nó phải tự ải? Còn thiếu nữ đang ngồi trên giường kia là ai?" Tam Phục chẳng hiểu đầu đuôi sự thể ra sao nên cực kỳ hoảng hốt, luýnh quýnh la lên: "Trời ơi! Sao lại có chuyện lạ thế này? Nhạc phụ để con coi xem!" Rồi tới gần giường xem thiếu nữ là ai thì bỗng thấy thiếu nữ ngã lăn xuống đất mà chết. Tam Phục nhìn kỹ thì nhận ra là xác Tố Nga. Tô công tới gần, hỏi: "Thiếu nữ này là ai?" Tam Phục đành phải thú thực mọi chuyện với nhạc phụ. Thấy xác Tố Nga phảng phất giống thiếu nữ trong giấc mộng đêm nọ, Tô công vừa căm tức Tam Phục lại vừa hối hận là đã gả con gái cho Tam Phục. Vì thế, Tô công lẳng lặng bỏ về.
Tam Phục nhờ người lên huyện đường trình quan tể về việc vợ mình tự ải và xin được phép mai táng. Mặt khác, Tam Phục sai gia nhân đi báo cho Ðậu ông biết về việc xác Tố Nga đang ở nhà mình. Ðậu ông nửa tin nửa ngờ, chạy ra mộ con coi thì quả nhiên thấy mộ con đã bị đào tung, quan tài bật nắp, xác con biến mất. Ðậu ông bèn sang nhà Tam Phục xin xác con, đem ra mộ chôn lại.
Ðậu ông đang phẫn uất về việc con mình bị chết oan, nay lại thấy xảy ra vụ này thì cho là Tam Phục đã dàn cảnh để làm chuyện dâm ô. Bèn lại làm đơn kiện Tam Phục, nạp quan tể. Quan thấy chuyện hoang đường, chưa biết xử ra sao. Tam Phục sợ quá, lại lấy vàng nhờ người đem hối lộ. Quan nhận hối lộ rồi dẹp vụ án. Tam Phục cũng sai gia nhân đem chút tiền bạc tới biếu Ðậu ông để cho câu chuyện được êm xuôi.
Từ đó, tự nhiên nhà Tam Phục cứ suy dần, tiền vào thì ít, tiền ra thì nhiều. Năm sau, Tam Phục nhờ bà mối đi kiếm vợ khác cho mình. Bà mối kiếm mãi chẳng được vì người nào trong vùng cũng đều biết chuyện Tam Phục, chẳng ai chịu gả con gái cho. Bà mối bèn tới nói với Tam Phục: "Bây giờ trong vùng này chẳng ai dám gả con gái cho công tử nữa! Nếu công tử muốn hỏi vợ thì phải đi hỏi ở xa. Lão thân biết một đám ở xa, đăng đối với công tử lắm, song chẳng biết công tử có thuận chăng?" Tam Phục hỏi: "Ðám nào?" Ðáp: "Tào nương, con gái của Tào tiến sĩ!" Hỏi: "Ở tận đâu?" Ðáp:"Ở Sơn Ðông! Nếu công tử thuận thì lão thân sẽ sang đó hỏi!" Tam Phục chẳng muốn cưới vợ ở xa song vì thấy chẳng còn nơi nào ở gần chịu gả con gái cho mình nên đành ưng thuận. Bà mối bèn sang Sơn Ðông hỏi Tào nương cho Tam Phục. Khi về, bà mối tới nói với Tam Phục:"Tào ông đã bằng lòng gả Tào nương cho công tử, hẹn ba tháng nữa sẽ cho nghênh hôn!" Tam Phục bèn nhờ bà mối đem sính l sang Sơn Ðông.
Hai tháng sau. Trong dân gian có tin đồn triều đình sắp ra lệnh bắt cung nữ ở các địa phương. Vì thế, nhà nào có con gái đã hứa hôn cũng cho người đưa con về nhà chồng ngay, chẳng cần đợi ngày cưới.
Trong làng của Tam Phục có một vị cử nhân họ Diêu, gia pháp rất nghiêm, có cô con gái tên Tố Tố. Tuy Tam Phục giao du với Diêu ông song vẫn chưa được biết mặt Tố Tố. Một hôm, Tam Phục chợt nghe tin Tố Tố vừa bị bạo bệnh mà thác, liền tới nhà Diêu ông để viếng tang. Tới nơi, Tam Phục thấy linh cữu Tố Tố đã được đậy nắp, đặt giữa phòng khách. Viếng tang xong, Tam Phục xin cáo biệt. Hôm sau, Diêu ông làm l mai táng cho con.
Cũng ngày hôm ấy, Tam Phục đang ngồi trong phòng khách thì chợt thấy người canh cổng chạy vào báo có xe ngựa của Tào ông cho đưa Tào nương sang. Tam Phục vội bảo người canh cổng ra mở cổng mời vào. Xa phu vừa cho xe vào đậu trước cửa phòng khách thì từ trên xe có một bà vú bước xuống, đỡ một thiếu nữ xuống theo, dắt vào phòng. Bà vú chào Tam Phục, nói: "Thưa công tử, triều đình đang ra lệnh bắt cung nữ ở Sơn Ðông gấp lắm. Vì thế, Tào ông nhà lão tì quyết định sai lão tì đưa Tào nương sang đây với công tử ngay, chẳng thể chờ ngày cưới được!" Tam Phục thấy ngoài xa phu ra, chỉ có cô dâu với bà vú nên cũng nghi ngờ, hỏi: "Tại sao lại chỉ có một mình lão bà đưa dâu sang? Chẳng có khách khứa nào đi đưa dâu hay sao?" Bà vú cười, đáp: "Thưa công tử có chứ! Xe cô dâu chạy trước, chở đầy quần áo, nữ trang và của hồi môn nên chẳng còn chỗ trống cho khách đưa dâu ngồi. Khách ngồi trên ba xe sau, cũng sắp tới rồi!" Bà vú bèn ra bảo xa phu khuân mấy rương quần áo, nữ trang và của hồi môn của cô dâu vào phòng khách rồi dặn dò cô dâu mấy lời. Xong, bà vú chắp tay vái chào Tam Phục rồi xin phép lên xe. Xa phu liền phóng xe ra khỏi cổng.
Tam Phục ngắm nhìn Tào nương, thấy cũng xinh đẹp, bèn tới gần trêu ghẹo, đùa cợt chớt nhả. Tào nương nghiêm nét mặt, nói: "Thiếp đi đường xa mệt mỏi, xin tân lang cho thiếp được vào phòng nằm nghỉ một lát. Tới tối, thiếp sẽ xin hầu tiếp tân lang!" Tam Phục bèn dẫn Tào nương vào phòng ngủ. Tào nương liền cởi bỏ nữ trang, quần áo, rồi lên giường nằm. Thấy điệu bộ của Tào nương giống hệt điệu bộ của Tố Nga, Tam Phục đã cảm thấy chẳng vui, song chưa tiện hỏi. Chợt thấy Tào nương kéo chăn trùm kín đầu để ngủ, Tam Phục hỏi: "Nàng trùm kín đầu như thế thì làm sao mà thở?" Tào nương đáp: "Thiếp có thói quen này từ hồi còn nhỏ, xin tân lang chớ để tâm!" Tam Phục bèn bỏ ra phòng khách, chờ đón ba xe khách đưa dâu.
Chờ đến tối cũng chẳng thấy chi, Tam Phục sinh nghi, bèn chạy vào phòng ngủ hỏi Tào nương. Thấy Tào nương vẫn còn trùm chăn kín đầu, Tam Phục liền lớn tiếng gọi: "Nàng nằm nghỉ đã thấy đỡ mệt chưa? Dậy đi cho ta hỏi một câu!" Chẳng thấy tiếng đáp, Tam Phục bèn chạy tới giường lật chăn ra coi thì thấy Tào nương đã tắt thở. Tam Phục kinh hãi quá, chẳng hiểu tại sao Tào nương lại chết bất thần như thế! Tam Phục vội sai bốn gia nhân tức tốc sang Sơn Ðông báo tin cho Tào ông hay.
Bốn gia nhân tới nhà Tào ông, vào báo tin thì Tào ông kinh ngạc, nói: "Gia nữ hiện đang ở nhà đây, chứ ta có cho ai đưa nó sang bên ấy bao giờ đâu?" Bốn gia nhân nghe thấy thế thì chỉ biết giương mắt nhìn nhau, chẳng hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao.
Sáng sau, Diêu ông ra thăm mộ con thì thấy mộ con đã bị khai quật, quan tài bật nắp, xác con biến mất. Diêu ông kinh hãi quá, chẳng hiểu kẻ đào mộ con mình muốn cướp xác con mình để làm chi. Quanh quẩn bên mộ hồi lâu, Diêu ông đành ra về. Vừa về tới nhà thì lại nghe tin cô dâu mới của Tam Phục là Tào nương ở Sơn Ðông, sáng qua vừa được bà vú đưa sang nhà Tam Phục thì tối qua đã bất thần lăn ra chết. Diêu ông liền tới nhà Tam Phục để viếng tang.
Thấy Diêu ông sang viếng tang, Tam Phục bèn dẫn vào phòng ngủ cho coi xác Tào nương. Vào phòng, Diêu ông giật mình kinh hãi vì thấy xác Tào nương chính là xác con gái mình. Diêu ông giận quá, chẳng nói chẳng rằng, vội bỏ về ngay, chẳng thèm chào Tam Phục lấy một lời. Tam Phục sững sờ kinh ngạc, chẳng hiểu đầu đuôi câu chuyện ra sao.
Về nhà, Diêu ông bèn làm đơn kiện Tam Phục về tội đã đào mả con mình, đem xác về nhà làm chuyện dâm ô. Quan tể bèn cho lính đi bắt Tam Phục tới huyện đường thẩm vấn. Tam Phục trình bày sự thực song quan chẳng tin vì Tam Phục đã nổi tiếng là một kẻ có nhiều thành tích vô hạnh ở trong vùng.
Thế rồi quan khép Tam Phục vào án tử hình.
Báo Oán ( liêu trai chí dị 36)
Tác Giả: Bồ Tùng Linh

Liêu trai chí dị 35 - Tế Liễu

Huyện Bình Diêu, tỉnh Sơn Tây, có thày đồ họ Triệu, tên Thành Long, có một gái, tên Thường Nga. Vì Thường Nga có eo thon nhỏ, dễ thương, nên dân làng thường gọi đùa bằng lộng danh Tế Liễu (Liễu Nhỏ).


Thái tức Cao lang thọ bất cao 
Khổ đàn tâm lực vị nhi tào 
Ân uy tịnh dụng vô kỳ thị 
Phú quý vô vong mẫu thị lao
Tế Liễu thực thà chất phác, nói chẳng dư lời, đặc biệt là chẳng nói xấu ai bao giờ. Vì tư chất thông minh lại được cha chỉ dạy nên Tế Liễu rất giỏi văn chương. Tế Liễu ưa đọc sách tướng số, thích xem tướng cho người. 
Năm mười ba tuổi, có đám tới hỏi, xin cưới. Triệu bà hỏi ý, Tế Liễu đòi xem mặt, rồi chê xấu tướng, chẳng ưng. Trong sáu năm liền, đám nào tới hỏi, cũng xin xem mặt, rồi chê xấu tướng, chẳng ưng đám nào. Triệu bà giận lắm, nói:"Ai tới hỏi, cũng chê xấu tướng thì định ở vậy tới già hay sao?" Tế Liễu đáp:"Muốn lấy chí người thắng số trời, song số trời mạnh hơn, chẳng sao thắng nổi. Những đám đã tới hỏi đều thấy chẳng vừa ý. Thôi! Từ nay xin để tùy ý cha mẹ!" 
Trong huyện, có nho sinh họ Cao, tên Trường Lộc, con nhà dòng dõi, nổi tiếng danh sĩ. Năm mười tám tuổi, Trường Lộc cưới vợ. Năm sau, vợ sanh con trai, đặt tên Trường Phúc. Bốn năm sau, vợ bị bạo bệnh rồi mất. Năm ấy, Trường Lộc hết tang vợ, nhờ bà mối tới hỏi Tế Liễu cho mình làm vợ kế. 
Bà mối tới nhà họ Triệu, nói chuyện. Triệu bà gọi Tế Liễu ra, hỏi mát:"Có đám nhà họ Cao tới hỏi, có ưng không hay lại cần phải xem tướng trước đã?" Tế Liễu đáp: "Ðã xin thưa là để tùy ý cha mẹ!" Ông bà Triệu bèn nhận lời gả, rồi tháng sau, cho cưới. 
Cưới xong, hai vợ chồng rất tương đắc. 
Năm ấy, Trường Phúc lên năm. Vì mẹ đẻ đã mất nên quấn quýt mẹ kế, đi đâu cũng đòi đi theo. Không cho đi thì khóc thất thanh, chẳng chịu nín. Tế Liễu trông nom, nuôi nấng rất chu đáo. 
Năm sau, Tế Liễu sanh trai, tự đặt tên con là Trường Hỗ. Chồng hỏi:"Trường Hỗ có nghĩa gì?" Tế Liễu đáp:"Chẳng có nghĩa gì cả, chợt nghĩ ra thì đặt thế thôi!" Hỏi:"Mai sau, mong gì ở con?" Ðáp:"Chỉ mong con ở gần mình lúc tuổi già" Chồng cười. 
Vì là nho sinh nên tuy có chút ruộng đất của cha mẹ để lại song Trường Lộc chỉ biết giữ sổ chi thu, còn canh tác thì phải thuê người. Vì chi tiêu bừa bãi nên bị thiếu hụt luôn, năm nào cũng nạp thuế trễ cho huyện. 
Từ ngày về nhà chồng, Tế Liễu chỉ giở sổ chi thu ra coi có một lần. Một hôm, Trường Lộc để sổ lẫn trong đống sách rồi quên đi. Lúc cần sổ để trả công thợ, tìm mãi chẳng thấy. Ðang lúng túng chẳng biết phải làm thế nào thì Tế Liễu tới đọc vanh vách từng khoản chi thu trong sổ cho nghe. Ai hiện diện cũng phải kinh ngạc. Tế Liễu bèn nói với chồng:"Xin để cho thiếp trông nom công việc cầy cấy, giữ sổ chi thu trong một năm, xem có làm nổi không?" Trường Lộc cười rồi thuận cho. 
Nửa năm sau, thấy vợ trông nom công việc còn giỏi hơn mình, Trường Lộc phục lắm. 
Một hôm, giữa mùa thuế, Trường Lộc sang hàng xóm uống rượu. Ở nhà, lính huyện tới đòi thuế, đập cổng ầm ầm. Tế Liễu sai con ở ra khất, nói hôm sau sẽ xin đem thuế lên huyện nạp. Lính chẳng chịu đi, cứ đứng ở cổng quát tháo ầm ĩ. Tế Liễu phải sai tiểu đồng chạy sang hàng xóm mời chồng về. Trường Lộc về, khất với lính thì lính chịu đi. Trường Lộc cười, nói:"Chắc bây giờ nàng mới biết đàn bà thông minh cũng chẳng bằng đàn ông ngu dốt phải không?" Tế Liễu bật khóc. Trường Lộc sợ quá, vội an ủi vợ. Tế Liễu nín, song vẫn buồn. Trường Lộc nói:"Ta thương nàng lắm! Ðàn bà mà phải trông nom cả công việc cầy cấy lẫn giữ sổ sách chi thu thì vất vả quá. Thôi để ta trông nom cho!" Tế Liễu chẳng nghe, đáp:"Xin cứ để cho thiếp trông nom thêm một năm nữa xem sao!" Trường Lộc cười, nói:"Tùy ý nàng!" 
Tế Liễu thức khuya, dậy sớm, làm lụng chăm chỉ, một mình quán xuyến mọi gia vụ, chẳng để chồng phải nhúng tay. Vì thế, Trường Lộc thầm cám ơn vợ. 
Năm sau, Tế Liễu dành riêng tiền thuế một nơi rồi tới ngày đáo hạn, bảo chồng đem lên huyện nạp. Vì thế, nhà chẳng còn bị lính tới đòi thuế nữa. Trường Lộc càng phục vợ. 
Tế Liễu dự trù mọi món chi thu cho gia đình đâu vào đấy nên gia đình mỗi ngày một đỡ túng thiếu. Chồng mừng lắm, chỉ việc ăn chơi, ngâm vịnh. 
Trường Lộc thường cùng vợ bàn chuyện văn chương, rất tương đắc. Một hôm, Trường Lộc đùa vợ, ra câu đối:"Liễu Nhỏ, sao nhỏ thế! Mày nhỏ, eo nhỏ, gót sen nhỏ, lại mừng lo toan thậm nhỏ" Tế Liễu ứng khẩu, đối: "Chàng Cao, quả là cao! Phẩm cao, chí cao, chữ nghĩa cao, những mong tuổi thọ tột cao" 
Một hôm, Tế Liễu đi qua tiệm bán quan tài trong làng. Thấy trong tiệm có một cỗ quan tài rất đẹp, Tế Liễu vào hỏi giá thì chủ tiệm nói giá quá cao. Thấy mình chẳng đủ tiền mua, Tế Liễu bèn về bàn với chồng cho mình đi vay mượn để mua. Trường Lộc can, nói:"Vợ chồng mình còn trẻ, đâu đã cần phải dùng tới quan tài?" Tế Liễu nói:"Xin cứ để cho thiếp được tự quyền định liệu!" Trường Lộc liền ưng thuận. Tế Liễu bèn đi vay mượn để mua, rồi thuê người khiêng về, cất kỹ vào kho. 
Năm sau, phú ông họ Tiền trong làng qua đời. Gia nhân nhà phú ông nghe nói Tế Liễu có mua được một cỗ quan tài rất đẹp, bèn tới gặp Trường Lộc, xin mua lại với giá gấp đôi. Trường Lộc thấy lãi quá, bèn vào nhà trong, nói với vợ:"Mua một mà bán được hai thì lãi quá rồi! Bán đi để lấy tiền mà chi tiêu! Lúc nào gặp dịp, sẽ mua cỗ khác!" Tế Liễu đáp:"Thiếp chẳng muốn bán!" Trường Lộc hỏi:"Lãi nhiều như thế, sao chẳng chịu bán?" Tế Liễu lặng im, không đáp. Trường Lộc hỏi:"Sao không trả lời?" Tế Liễu chỉ rưng rưng nước mắt. Trường Lộc lấy làm lạ song vì không muốn làm buồn lòng vợ nên ra phòng khách, nói rằng vợ mình chẳng muốn bán. Gia nhân nhà phú ông đành ra về. 
Năm sau. Nhân lễ sinh nhật thứ 25 của chồng, Tế Liễu nói:"Năm nay vận hạn chàng xấu lắm, chỉ nên ở nhà, chẳng nên đi xa" Trường Lộc cười, nói:"Vận hạn xấu thì ở nhà cũng đâu có tốt ra được?" Tế Liễu lại rưng rưng nước mắt. Trường Lộc vội an ủi vợ, song Tế Liễu vẫn chẳng vui. Ngày nào Trường Lộc cũng cưỡi ngựa tới nhà bạn bè, yến ẩm, ngâm vịnh thơ phú. Bữa nào thấy chồng chậm về, Tế Liễu cũng sai tiểu đồng đi tìm ở khắp mọi nhà quen. Bạn bè thấy thế, thường đem chuyện ấy ra chế giễu Trường Lộc để cười đùa với nhau. 
Ba tháng sau, một hôm Trường Lộc cưỡi ngựa tới nhà bạn dự tiệc. Ðang uống rượu, bỗng thấy trong người khó chịu, bèn xin phép ra về. Dọc đường, bị xây xẩm mặt mày rồi ngã từ trên mình ngựa xuống đất mà chết. Người làng tới báo tin. Tế Liễu òa lên khóc rồi thuê người theo mình đi khiêng xác chồng về khâm liệm. 
Sáng sau, người làng tới phúng điếu thì thấy xác Trường Lộc đã được đặt nằm trong cỗ quan tài đẹp. Lúc đó, họ mới phục tài tiên tri của Tế Liễu. 
Chồng chết, một mình Tế Liễu vừa phải trông nom công việc làm ăn, vừa phải dạy dỗ con cái. 
Ba năm sau, Trường Phúc lên 10. Ðầu mùa thu, Tế Liễu cho đi học. Vì cha chết, Trường Phúc chẳng sợ mẹ kế nên thường trốn học để đi theo trẻ chăn trâu. Tế Liễu la mắng thế nào, Trường Phúc cũng chẳng nghe. Dùng roi vọt, vẫn chứng nào tật nấy. Tế Liễu bèn đổi cách dạy con, gọi lên, ôn tồn nói:"Không muốn đi học nữa thì thôi, chẳng ai ép! Tuy nhiên, nhà nghèo, chẳng thể ăn không ngồi rồi được, phải theo gia nhân đi làm. Nếu chẳng nghe, bị đánh đòn, đừng có oán!" Nói xong, bắt cởi quần áo lành, mặc quần áo rách, đi chăn heo. Chăn heo về, bắt rửa nồi, nấu cháo, ngồi ăn với gia nhân. 
Ba hôm sau, Trường Phúc thấy mình khổ cực quá, bèn lên gặp mẹ, quỳ xuống đất, thưa:"Con xin đi học lại!" Tế Liễu quay mặt đi, không đáp. Chẳng biết làm thế nào, Trường Phúc đành sụt sùi, quay xuống bếp, tiếp tục nấu cháo, chăn heo. Hết thu sang đông, thân không áo ấm, chân không giày lành, mưa dầm ướt át, co đầu rụt cổ, trông tựa ăn mày. Người làng trông thấy, ai cũng thương con, trách mẹ. Ðàn ông trong làng, ai có vợ kế cũng đem chuyện Tế Liễu ra để làm gương răn vợ. Phong thanh nghe thấy lời người làng chê trách, Tế Liễu cứ bỏ mặc ngoài tai, giả vờ như chẳng biết. 
Một hôm, Trường Phúc dắt đàn heo đi chăn, thấy mình khổ cực quá, bèn bỏ mặc đàn heo, trốn đi mất tích. Tế Liễu nghe tin, cũng cứ lờ đi, chẳng hỏi han gì. 
Ba tháng sau, người làng thấy Trường Phúc rách rưới, thân hình tiều tụy, ốm nhom ốm nhách, ăn mày dọc đường, mon men về nhà. Tới cổng, Trường Phúc chẳng dám vào nhà mà sang nhờ Thái bà ở hàng xóm phía đông sang xin giùm mẹ mình cho mình về. Thái bà thương hại, sang xin giùm. Tế Liễu nói:"Nhờ bà về bảo nó, liệu sức có chịu nổi trăm roi thì hãy xin về! Bằng không, hãy tìm nẻo khác mà đi!" Thái bà về lập lại. Trường Phúc nghe xong, vội chạy vụt về nhà, vào gặp mẹ, òa lên khóc, thưa:"Xin chịu trăm roi!" Tế Liễu hỏi:"Ðã hối hận chưa?" Trường Phúc đáp:"Ðã hối hận rồi!" Nói:"Ðã hối hận rồi thì còn đánh làm chi? Bây giờ, hãy xuống bếp nấu cháo, rồi đi chăn heo! Lần này mà còn trốn nữa thì sẽ cấm cửa, chẳng cho về!" Trường Phúc òa lên khóc, thưa:"Xin đánh trăm roi rồi cho đi học lại!" Tế Liễu nghiêm nét mặt, nói: "Không được!" Trường Phúc lại òa lên khóc, chạy sang nhờ Thái bà. Thái bà thương hại, lại dắt về xin giùm. Tế Liễu nói:"Cho nó đi học, thế nào rồi nó cũng lại trốn đi chơi!" Thái bà nói:"Chắc nó chẳng dám thế nữa đâu!" Tế Liễu hỏi:"Sao bà biết?" Thái bà đáp:"Tôi xin bảo đảm" Tế Liễu nói:"Nể lời bà, tôi cho nó về đi học lại, nhưng trước hết nó phải quỳ xuống đất, lạy tạ bà đi đã!" Trường Phúc vội quỳ ngay xuống đất, lạy tạ Thái bà. Thái bà phải đứng im nhận lạy, chẳng dám né tránh vì sợ Tế Liễu không cho con đi học lại. Thái bà cáo biệt. Tế Liễu bắt Trường Phúc đi tắm gội sạch sẽ, cho mặc quần áo mới rồi cho ăn một bữa ngon. 
Hôm sau, Tế Liễu dắt cả hai con cùng tới trường xin học. Trường Phúc vốn thông minh, nay lại đổi hẳn tính nết, học hành chăm chỉ, nên văn hay chữ tốt. Trường Hỗ thì ngu si, lười biếng, học nửa năm mà chưa viết nổi tên mình. 
Ba năm sau, thi nhập học trường huyện, Trường Phúc đậu, Trường Hỗ hỏng. Tế Liễu cho Trường Phúc tiền lên huyện trọ học. Quan trung thừa họ Dương ở huyện thấy Trường Phúc văn hay chữ tốt, liền xuất quỹ, phát cho chút học bổng. Vì thế, Tế Liễu cũng đỡ tốn. 
Thấy Trường Hỗ dốt nát, Tế Liễu gọi lên, nói: "Học chẳng được thì theo đuổi làm chi? Vừa tốn tiền vừa phí thời giờ, vô ích. Hãy bỏ học, quay về mà làm ruộng" Vốn thích được nhàn rỗi, thoạt nghe nói được bỏ học, Trường Hỗ mừng lắm song khi nghe nói phải làm ruộng thì lại sợ nên đáp:"Bắt bỏ học thì xin vâng nhưng xin đừng bắt đi làm!" Tế Liễu giận lắm, mắng:"Học chẳng được mà lại chẳng chịu đi làm thì toan sống bám vào người khác hay sao?" Trường Hỗ đáp:"Chừng nào không sống bám được thì hãy hay!" Tế Liễu giận quá, lấy roi đánh. Trường Hỗ uất ức song cũng chẳng làm chi được. 
Sáng sau, Tế Liễu đánh thức Trường Hỗ dậy sớm, bắt đốc thúc gia nhân ra đồng làm ruộng. Chỉ cho mặc quần áo thường, ăn thức ăn thường, còn bao nhiêu quần áo đẹp, thức ăn ngon đều để dành để gửi lên huyện cho Trường Phúc. Nghĩ mẹ bất công, Trường Hỗ bất bình song chẳng dám nói ra. 
Sau mùa gặt, Tế Liễu gọi Trường Hỗ lên, bảo: "Nông vụ đã xong, chẳng thể ăn không ngồi rồi được! Phải đem chút vốn mà tập đi buôn!" Vốn ham mê cờ bạc, được mẹ cho đi buôn, Trường Hỗ mừng lắm. Tế Liễu bèn đưa cho mười lạng vàng, bảo:"Hãy lên tỉnh buôn vải, đem về đây mà bán!" Trường Hỗ lên tỉnh, đem vàng vào sòng đánh bạc. Thua hết, sợ quá, về qua chỗ anh, rủ cùng về thăm mẹ. Trường Phúc liền theo em về. Tới nhà, Tế Liễu hỏi:"Vải đâu?" Trường Hỗ đáp:"Dọc đường, bị giặc cướp hết rồi!" Tế Liễu hỏi:"Chứ không phải là đi đánh bạc, bị thua hết rồi hay sao?" Trường Hỗ sợ quá, chẳng hiểu tại sao mẹ mình lại biết, song vẫn chối:"Bị cướp chứ đâu có đánh bạc!" Tế Liễu hỏi:"Thế không nhìn thấy Trương Bảo trong sòng bạc hay sao?" Lúc đó Trường Hỗ mới vỡ lẽ là con bạc chuyên nghiệp Trương Bảo, người cùng làng, nhìn thấy mình trong sòng bạc nên về mách với mẹ mình. Trương Hỗ đành thú tội:"Xin lỗi mẹ, con trót dại!" Tế Liễu lấy roi quất túi bụi. Trường Phúc bất nhẫn, quỳ xuống đất xin chịu đòn thay em. Tế Liễu quẳng roi đi. Từ đó, cứ mỗi lần Trường Hỗ đi đâu Tế Liễu cũng khám xét xem có ăn cắp tiền nhà để đem đi đánh bạc hay không. Vì thế, cũng đỡ. 
Nghe nói huyện Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, có danh ca họ Lý, đẹp nổi tiếng trong vùng, Trường Hỗ vẫn ước ao được gặp. Cuối năm ấy, nhân dịp đám khách buôn trong làng rủ nhau đi Lạc Dương buôn hàng Tết, Trường Hỗ xin mẹ cho mình theo đám khách đi buôn. Tế Liễu chẳng suy nghĩ, lấy ngay ba mươi lạng vàng vụn và một đĩnh vàng khối đưa cho, nói:"Mới tập đi buôn, chẳng mong kiếm được nhiều lời. Ba mươi lạng vàng vụn này cũng đủ làm vốn. Còn đĩnh vàng khối này là của ông nội mày để lại. Cho để phòng hờ khi bị quẫn bách chứ chẳng phải là cho để tiêu bậy!" Trường Hỗ vâng dạ rối rít, rồi vội cầm vàng, theo đám khách lên đường. 
Trường Hỗ vừa đi, Tế Liễu liền lên huyện thành Bình Diêu, tới nhà trọ, nói với Trường Phúc:"Mười ba hôm nữa, mẹ muốn con về làng để mẹ nhờ một việc! Nhớ xin phép nhà trường cho nghỉ học mười ngày, nghe không?" Trường Phúc hỏi:"Thưa, mẹ muốn sai con làm việc gì?" Tế Liễu im lặng chẳng đáp, nét mặt rầu rầu. Trường Phúc chẳng dám hỏi nữa. Tế Liễu ra về. 
Ba ngày sau, đám khách buôn tới huyện Lạc Dương. Trường Hỗ nói với đám khách:"Tôi có chút việc, xin được đi riêng!" Ðám khách ưng thuận. Trường Hỗ bèn đi riêng, tới thẳng nhà Lý cơ xin ở. Lý cơ đòi tiền trước. Trường Hỗ vội lấy ba mươi lạng vàng vụn đưa ra. Sau mười ngày, Lý cơ nói:"Chỗ vàng vụn ấy hết rồi, còn tiền thì ở lại, hết tiền thì đi đi!" Trương Hỗ yên chí là mình còn một đĩnh vàng khối nên đáp:"Còn chứ hết thế nào được!" Lý cơ hỏi:"Ðâu? Ðưa coi!" Trương Hỗ liền móc bọc đưa ra. Lý cơ cầm lên soi thì thấy là vàng giả nên giận lắm, nói xiên xỏ:"Công tử mà cũng biết tiêu vàng giả cơ ư?" Trường Hỗ giật mình kinh hãi. Lý cơ lạnh lùng, nói mát:"Công tử muốn ở lại chơi bao lâu mà chẳng được? Ðĩnh vàng này còn lâu lắm mới hết!" Trường Hỗ sợ quá, chẳng biết phải làm thế nào, vội năn nỉ:"Xin nghĩ tới tình nghĩa trong mười ngày qua mà cho ở lại thêm ít bữa để xoay sở!" Lý cơ chẳng đáp, đi ra khỏi nhà. 
Lát sau, Trường Hỗ đang ngồi tính kế, bỗng thấy hai lính huyện xông vào nhà, giở dây ra, trói mình lại. Trường Hỗ hỏi:"Tôi có tội gì?" Lính đáp:"Tội tiêu vàng giả" Lúc đó Trường Hỗ mới vỡ lẽ là Lý cơ đã lên huyện tố cáo mình. Lính giải Trường Hỗ về huyện. 
Quan tể huyện Lạc Dương là người họ Chu, tính rất nghiêm khắc. Chu công ra lệnh cho lính đánh Trường Hỗ đủ trăm roi rồi nhốt vào ngục, bắt nhịn đói một ngày. Trường Hỗ chẳng có tiền để hối lộ quản ngục nên bị ngược đãi. Ðói quá, Trường Hỗ phải xin chút cơm tù của tù nhân trong ngục để cầm hơi. 
Ở Bình Diêu, Trường Phúc ghi tâm lời mẹ dặn. Ðúng mười ba hôm, tới trường xin phép nghỉ học mười ngày rồi về làng trình mẹ, nói:"Hôm nay con đã xin nghỉ học, về đây trình mẹ để mẹ sai bảo!" Tế Liễu hỏi:"Con còn nhớ ngày trước, lúc con bỏ nhà trốn đi không?" Trường Phúc đáp:"Thưa còn!" Tế Liễu nói:"Lúc đó, ai cũng chê trách mẹ là mẹ kế tàn nhẫn với con chồng, nhưng chẳng ai biết là đêm nào nước mắt mẹ cũng ướt đẫm giường chiếu! Lúc đó, nếu mẹ chẳng chịu mang tiếng ác với đời thì sao con có được ngày nay?" Nói xong, bật khóc. Trường Phúc chẳng dám nói một lời, chỉ kính cẩn đứng chắp tay, lắng nghe. Tế Liễu gạt nước mắt, nói tiếp:"Bây giờ, em con cũng đang lang thang như con ngày trước. Nó xin tiền để đi buôn song mẹ chắc nó chỉ muốn xin tiền để đi chơi! Ðể khuất nhục nó, mẹ đã cho nó một đĩnh vàng giả! Vì thế, giờ này mẹ chắc nó đang bị nằm tù ở huyện Lạc Dương vì tội tiêu vàng giả. Chu huyện tể là học trò cũ của Dương trung thừa. Dương công quý con lắm. Con nên trình bày chuyện này với Dương công rồi xin Dương công viết thư nói với Chu công tha tội cho nó để cho nó có cơ hội hối cải. Nếu Dương công thuận viết thư cho con thì con phải đem ngay đi Lạc Dương mà trình Chu công!" Trường Phúc nói:"Con xin tuân lệnh mẹ! Con đi ngay bây giờ!" 
Trường Phúc vội trở lại huyện thành Bình Diêu, tới xin gặp Dương công, trình bày câu chuyện. Dương công bèn viết một lá thư, phong kín lại rồi trao cho Trường Phúc. Trường Phúc nhận thư rồi lạy tạ Dương công, tức tốc lên đường, đem thư đi Lạc Dương. 
Tới nơi, Trường Phúc hỏi thăm tin tức thì được biết em mình đã bị tống giam vào ngục từ ba hôm trước. Trường Phúc vội tới thẳng ngục, xin viên quản ngục cho vào gặp em. Thấy Trường Phúc là một nho sinh hiền lành, mặt mũi sáng sủa, viên quản ngục liền cho vào. Thấy anh, Trường Hỗ ngượng quá, chẳng dám ngửng mặt lên, cứ cúi đầu mà khóc. Thấy em mặt mũi bẩn thỉu, thân hình tiều tụy, Trường Phúc cũng khóc theo. 
Lát sau, Trường Phúc cám ơn viên quản ngục rồi tới thẳng huyện, trình thư của Dương công lên Chu công. Chu công đọc thư xong liền ra lệnh cho viên quản ngục thả Trường Hỗ. Hai anh em bèn tới huyện lạy tạ Chu công rồi cùng lên đường về quê. 
Tới nhà, Trường Hỗ quỳ gối, lết từ ngoài sân vào nhà, tới cạnh mẹ, lạy xin tha tội. Tế Liễu hỏi:"Ðã toại nguyện chưa?" Trường Hỗ chẳng dám đáp, chỉ rưng rưng nước mắt. Trường Phúc cũng quỳ gối xuống cạnh em. Tế Liễu quát: "Ðứng cả dậy" 
Từ đó, Trường Hỗ hối hận, một mình trông nom mọi công việc trong nhà, chẳng để mẹ phải nhúng tay. Trường Hỗ thức khuya dậy sớm, tính toán sổ sách, đốc thúc gia nhân. Hôm nào mệt quá, Trường Hỗ ngủ quên, đến trưa mới dậy, cũng không thấy bị mẹ la mắng như trước nữa. Trường Hỗ muốn đi buôn lắm song chẳng dám nói với mẹ. 
Ba tháng sau, Trường Phúc lại về thăm nhà. Trường Hỗ nhờ anh nói với mẹ ý muốn của mình. Trường Phúc trình lại. Tế Liễu mừng lắm, cầm cố, vay mượn, lấy tiền cho Trường Hỗ đi buôn. Hơn nửa năm sau, Trường Hỗ kiếm được rất nhiều lời, đem về nạp mẹ hết. Năm ấy, Trường Phúc đi thi hương, đậu cử nhân. 
Ba năm sau. Trường Phúc đi thi hội, đậu tiến sĩ, được bổ làm quan. Trong ba năm ấy, Trường Hỗ đi buôn, lời trên vạn lạng. Từ đó, gia đình Tế Liễu trở thành một gia đình quyền quý ở Sơn Tây. 
Một hôm, có một khách buôn, bạn của Trường Hỗ, từ Lạc Dương tới Sơn Tây có việc. Xong việc, khách ghé vào thăm Trường Hỗ. Vào nhà, thấy một vị phu nhân rất trẻ, dáng vẻ quý phái, phục sức giản dị, khách bèn hỏi thăm gia nhân xem là ai thì được biết chính là thân mẫu của Trường Hỗ. Khách về Lạc Dương. Bạn bè tới thăm, hỏi chuyện gia đình Trường Hỗ. Khách thuật chuyện mình thấy Tế Liễu rồi kết luận: "Trông phu nhân còn trẻ lắm, chỉ chừng ngoài ba mươi. Chẳng thể ngờ được phu nhân lại là thân mẫu của bạn Trường Hỗ!"
Tế Liễu ( liêu trai chí dị 34)
Tác Giả: Bồ Tùng Linh

nguoivietxaxu